Lợi ích Săn_bắn_chiến_phẩm

Một chiến tích săn bắn

Ý tưởng sử dụng động vật hoang dã một cách bền vững đã được đề cập trong Công ước đa dạng sinh học – hiệp ước hướng tới phát trển các chiến lược quốc gia trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Theo đó, con người được phép thu lợi ích từ động vật với điều kiện không gây ảnh hưởng đến số lượng cá thể và nơi cư trú của chúng. Một số nhà bảo tồn lại luận suy khái niệm “sử dụng bền vững” vào môn thể thao săn thú như là việc CLB Dallas Safari – nơi đấu giá giấy phép săn tê giác đen tại Namibia đã gia nhập Hiệp Hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) với số tiền 350.000 USD thu được từ người mua sẽ được chuyển thẳng đến một quỹ bảo tồn tại Nambia.

Việc săn động vật lấy chiến phẩm hiện nay khá phổ biến và tạo nguồn thu nhập. Quỹ Quốc tế vì Phúc lợi Động vật (IFAW) báo cáo rằng từ năm 2004-2014, có tổng cộng 107 quốc gia tham gia vào hoạt động săn động vật lấy chiến phẩm và tai thời điểm đó đã có hơn 200.000 chiến lợi phẩm từ hoạt động săn bắn các loài bị đe dọa đã được giao dịch (cộng thêm 1,7 triệu từ các động vật không bị đe dọa). Bản thân những người săn động vật lấy chiến phẩm trả nhiều tiền để làm những gì họ làm, IFAW cho rằng số tiền lên đến 100.000 USD (khoảng 2,3 tỷ) cho một chuyến đi săn thú lớn trong 21 ngày.

Mozambique và nhiều nước nghèo tại Châu Phi như Nam Phi, Namibia, Angola, Zimbabwe và Tanzania từ lâu đã coi thể thao săn bắn là một cách hỗ trợ tài chính cho hoạt động bảo vệ động vật hoang dã, mặc dù trên thực tế loài tê giác ở Zimbabwe vẫn không thoát khỏi nạn tuyệt chủng vào năm 2013. WB đã từng tài trợ 46 triệu USD cho Mozambique một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới để phát triển du lịch và xóa đói giảm nghèo, trong đó 700.000 USD được dành riêng cho môn thể thao săn voi và sư tử, theo đó, nếu có thể kiểm soát hợp lý và chia sẻ lợi ích với những cộng đồng trong và quanh khu vực vườn quốc gia, thể thao săn thú sẽ là một công cụ quan trọng giúp quản trị bền vững khu bảo tồn và tài nguyên thiên nhiên.

Săn bắt chiến lợi phẩm ngày càng được nói đến như là một chiến lược bảo tồn động vật hoang dã mang tính khả thi, với một diện tích đất lớn được bảo tồn để săn bắn ở các nước châu Phi cận Sahara hơn là dành cho các vườn quốc gia. Nhiều tổ chức bảo tồn đã ủng hộ hoạt động này, WWF cho rằng trong một số trường hợp được hạn chế và kiểm soát nghiêm ngặt, kể cả đối với các loài bị đe doạ, bằng chứng khoa học cho thấy việc săn bắt chiến lợi phẩm có thể là một công cụ bảo tồn có hiệu quả như là một phần trong hàng loạt các chiến lược, sẽ là một trường hợp tốt khi có một cuộc săn bắn chiến lợi phẩm được quản lý chặt chẽ, điều này rất có lợi trong việc bảo tồn.

Những người ủng hộ săn động vật lấy chiến phẩm bao gồm các tổ chức bảo tồn lớn như Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên thế giới (WWF) cho rằng săn bắt động vật hoang dã có thể mang lại những lợi ích sinh thái to lớn, việc săn động vật lấy chiến phẩm được quản lý tốt là một công cụ bảo tồn hiệu quả và có thể giúp đỡ cộng đồng địa phương một phần vào việc tạo ra thu nhập đáng kể từ những người săn động vật lấy chiến phẩm, mà theo đó, phần tiền này được cho là sẽ được tái đầu tư vào các hoạt động bảo tồn. Ý tưởng chung là một số động vật thường là có nguy cơ tuyệt chủng sẽ phải bị hy sinh vì lợi ích lớn hơn của sự sinh tồn và đa dạng sinh học của loài.

Các cộng đồng địa phương cũng được hưởng lợi tài chính từ việc bảo vệ quần thể động vật thay vì coi chúng là mối đe dọa và có thể có công việc ở các công ty điều hành hoạt động săn động vật lấy chiến lợi phẩm, cung cấp nơi lưu trú và bán hàng hóa. Thật vậy, nghiên cứu về săn động vật lấy chiến lợi phẩm cho thấy nó có thể tạo ra lợi ích tài chính đáng kể, có khả năng được các cộng đồng địa phương ủng hộ và có thể liên quan đến lợi ích bảo tồn. Như vậy, hoạt động này mang lại nguồn thu nhập cho quốc gia cho phép hoạt động này. Tiền thu nhập từ hoạt động này được tái đầu tư cho bảo tồn các loài vật nói, đồng thời người dân địa phương có việc làm từ việc làm thuê cho các hoạt động kinh doanh này.